TOP 10 MÓN ĂN ĐƯỢC YÊU THÍCH NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI HOA

Món ăn ưa thích ngày Tết của người Hoa mang khá nhiều nét tương đồng với văn hóa của người Việt, nhưng về hương vị chắc chắn sẽ mang những đặc trưng riêng để tạo nên sự khác biệt của ẩm thực mỗi nước. 

Hãy cùng Eric Vũ Cooking Class tìm hiểu về những món ăn cổ truyền ngày Tết ở đất nước tỷ dân nhé!

Lạp vịt

Lạp vịt

Lạp vịt 

Đây là món ăn được nhiều người lựa chọn làm quà để biếu, tặng vào dịp Tết. Đối với với người Trung Hoa, cách chế biến món ăn này được cho là khá dễ dàng, với nguyên liệu đơn giản là thịt vịt đã được người nấu rút hết xương ra, tẩm ướp với một số gia vị đặc thù, đợi cho thịt ngấm đều thì đem đi phơi khô. 

Người bản địa thường sẽ đem lạp vịt hấp chung với cơm trắng, sự kết hợp này sẽ tạo nên một hương vị khó cưỡng, hấp dẫn vị giác của mọi người. 

Một điểm tương đồng là lạp vịt khá giống với lạp xưởng của người Việt, song món ăn này không chỉ phổ biến với người Hoa sống tại Việt Nam mà còn rất được ưa chuộng đối với người miền Nam nước ta. 

Ưu điểm nổi bật của lạp vịt là có thể bảo quản rất lâu, trữ được trong 6 tháng, nhiều người bảo quản chúng trong ngăn đông để ăn trong một thời gian dài mà không sợ lạp vịt bị hỏng hoặc thay đổi mùi vị ban đầu. 


Xá xíu

Xá xíu

Xá xíu

Chắc hẳn ai cũng biết nguồn gốc của xá xíu bắt đầu từ Trung Hoa, món ăn này đã du nhập vào Việt Nam từ lâu và dường như đã trở thành một món ăn quen thuộc đối với người Việt. 

Đối với người Quảng Đông, xá xíu là món ăn có nghĩa là sự phước lành và giàu có, chính biểu tượng tốt đẹp này đã làm cho xá xíu trở thành một món ăn không thể thiếu vào ngày Tết của người Hoa. 

Ở nước ta, xá xíu thường xuất hiện phổ biến trong các món cơm, bánh mì, xôi,... mỗi sự kết hợp đều mang nét đặc trưng riêng và vô cùng độc đáo, sự kết hợp hoàn hảo khiến cho ai từng ăn qua đều sẽ ghi nhớ hương vị thơm ngon này. 

Người Việt cho rằng xá xíu có hình thức bên ngoài giống với thịt nướng, tuy nhiên vị của xá xíu sẽ có hậu ngọt hơn.


Trứng vịt Bắc Thảo

Trứng vịt Bắc Thảo

Trứng vịt Bắc Thảo

Một trong những món ăn đặc trưng ngày Tết của Trung Hoa phải kể đến món trứng vịt Bắc Thảo, một món ăn thường xuất hiện trong bữa ăn sáng của nhiều gia đình người Trung, nhưng ở mỗi vùng miền lại có cách chế biến khác nhau. 

Với người Quảng Đông, trứng vịt Bắc Thảo được xem là một món khai vị, chúng được bọc xung quanh bằng nhiều lát gừng xanh. Người Thượng Hải lại chọn cách băm trứng rồi trộn với đậu phụ. Ở Đài Loan người ta lại thái trứng vịt Bắc Thảo thành lát mỏng, phủ lên trứng là đậu phụ lạnh, nước sốt Katsuobushi và dầu mè trước khi thưởng thức.


Thịt khâu nhục

Thịt khâu nhục

Thịt khâu nhục 

Lại là một món ăn bắt nguồn từ Quảng Đông, thông qua cái tên, nhiều người hoàn toàn có thể hình dung được cách làm của món ăn này, khâu được hiểu là hấp cho mềm rục.

Thông thường, món ăn này sẽ được hấp trong nửa ngày hoặc lâu hơn để thịt chín mềm, khi ăn có cảm giác thịt tan ra trong miệng.

Khi du nhập vào nước ta, khâu nhục đã dần được biến tấu, cho đến ngày nay, nó đã là một món ăn nổi tiếng của người Lạng Sơn, như một nét văn hóa, khâu nhục được dùng trong các dịp Tết hoặc cưới hỏi ở khu vực này. 

Với nguyên liệu chính là thịt heo, khác với món thịt kho tàu của người Việt, khâu nhục thường dùng thịt ba chỉ để chế biến. Đặc biệt món ăn này sử dụng rất nhiều loại nguyên liệu và gia vị như: khoai môn, gừng, tỏi, địa liền, hành lá, cánh hồi, đinh hương, thập tam hương, tương xá xíu, dầu hào và nước tương.

Nhưng còn tùy vào từng vùng miền mà cách chế biến sẽ có chút thay đổi cũng như gia vị được sử dụng.


Kim tiền kê

Kim tiền kê

Kim tiền kê

Sở hữu một cái tên khá mỹ miều, nhưng bạn sẽ khá bất ngờ bởi cách chế biến kim tiền kê lại vô cùng đơn giản. Với các nguyên liệu cực kì dễ tìm và chuẩn bị như thịt gà, lạp xưởng, mỡ heo cùng với một vài loại gia vị cơ bản. Giống như cái tên kim tiền kê, món ăn sau khi đã hoàn thành sẽ có hình dáng như một xâu tiền. 

Trong văn hóa của người Trung Hoa, “kim tiền” được hiểu là tiền vàng, “kê” ngoài nghĩa là gà còn có thể hiểu là cơ hội, với niềm tin sẽ mang lại sự may mắn trong năm mới, một năm phát tài và ấm no.


Mì trường thọ

Mì trường thọ

Mì trường thọ

Đối với nền ẩm thực Trung Hoa, mì chính là một món ăn truyền thống phổ biến lâu đời với hơn 4000 năm lịch sử. 

Ở mỗi địa phương, người Hoa sẽ có cách chế biến mì khác nhau với những đặc trưng riêng theo phong tục của họ. 

Không chỉ là một món ăn được yêu thích ngày Tết, món mì còn gắn liền với những ý nghĩa tốt đẹp, giống như tên gọi của nó, mì trường thọ mang đến một câu chúc sức khỏe, ước mong được sống lâu, đời đời với con cháu.

Chính vì vậy mà món mì này sẽ luôn xuất hiện trong mâm cỗ Tết của người Hoa. 


Chè trôi nước

Chè trôi nước

Chè trôi nước 

Trong tiếng Trung, chè trôi nước được phát âm là “Tangyuan” đồng âm với cụm từ “đoàn viên”. 

Với nhiều viên bánh trôi có kích thước nhỏ, tròn, trong mỗi dịp Trung thu hoặc vào những ngày đông chí, món chè trôi nước sẽ được người Hoa nấu để ăn cùng với những người thân, hy vọng gia đình luôn sum vầy, đầm ấm.


Cá – “Niên niên hữu dư”

Cá

Người Trung Hoa phát âm từ cá là “yu/ yoo” đồng âm với từ “dư/thừa” mang ý nghĩa rằng khi ăn cá vào mỗi dịp năm mới sẽ đem đến tiền tài, phước lộc dồi dào. Nhưng không chỉ đơn thuần là ăn, ở Trung Quốc khi ăn cá bạn phải tuân thủ một vài quy định không kém phần quan trọng.

Đó là khi mang cá ra bàn, bạn phải hướng đầu cá vào người lớn tuổi nhất trên bàn ăn hay người có địa vị cao nhất để thể hiện sự tôn trọng với họ, và chỉ khi người ngồi ở phía đầu cá động đũa bạn mới có thể bắt đầu ăn. Thêm một điều thú vị nữa là hai người ngồi ở phía đầu cá và đuôi cá sẽ phải uống với nhau một ly, việc này đồng nghĩa cả hai sẽ gặp nhiều may mắn trong năm tới. 


Sủi cảo

Sủi cảo

Sủi cảo

Trong tất cả món ăn truyền thống, với hơn 1800 năm, sủi cảo là món ăn có lịch sử lâu đời nhất.

Khác với ngày thường, trong những ngày Tết sủi cảo được tạo hình giống như hình dáng của một thỏi vàng xưa, càng nhiều bánh càng thể hiện sự giàu có của gia đình. 

Trong ngày Tết, không có một quy định nào về nhân bánh, nhân sủi cảo có thể làm từ thịt lợn, nhân tôm, thịt bò, gà, cá và rau củ. Tương tự, bánh có thể đem hấp, luộc hoặc rán đều được.

Nhưng có một điều mà mọi người vẫn luôn truyền tai nhau là bánh khi làm phải có nếp gấp ở đầu, bởi vì một chiếc sủi cảo bằng phẳng sẽ mang hàm ý cho sự nghèo khổ. 


Gỏi phát tài 

Gỏi phát tài
Gỏi phát tài 

Đây là một món ăn mang đậm nét đặc trưng ngày Tết của người dân ở vùng Triều Châu.

Món gỏi phát tài trong vô cùng nổi bật với năm màu sắc tươi sáng, mỗi một thành phần trong món gỏi đều mang đến ngụ ý riêng

Như cá là biểu tượng cho sự sung túc, hạt tiêu là hy vọng tiền tài, phát đạt, cà rốt với dưa leo là sự cầu mong trẻ mãi không già, lạc và vừng tượng trưng cho sự trường thọ, ngày càng phát triển. 

Vậy là Eric Vũ Cooking Class đã giới thiệu đến bạn 10 món ăn phổ biến trong mỗi dịp Tết của người Trung Hoa. Nếu bạn muốn học làm các món ăn này, hãy liên hệ với chúng tôi để đăng ký khóa học, không chỉ làm mới mẻ mâm cơm gia đình và trải nghiệm ẩm thực bản xứ của đất nước tỷ dân mà còn đem đến cho bạn các cơ hội kinh doanh khác. 
----------------------------------------------
Hotline : 0936049179 | Mr Thông ( Chef Eric Vũ ).
Eric Vũ Cooking Class | 127/23 Cô Giang | Phường 1 | Quận Phú Nhuận | TPHCM |

Đánh giá

5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
icon dk
Go Top