BÍ QUYẾT GIÚP NƯỚC CANH KHÔNG BỊ ĐỤC, CỰC HẤP DẪN

    Để nấu và sử dụng kỹ năng giúp nước canh không bị đục là cả một nghệ thuật chế biến. Vậy làm sao để khi nấu súp, nấu bún phở hay nấu bất kỳ loại nước dùng nào từ xương mà vẫn trong, đẹp mắt và siêu ngon ngọt? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được các bí quyết từ đầu bếp Eric Vũ nhé!

    Cách giúp nước canh không bị đục

    Sơ chế xương trước khi bắt đầu nấu

    Sơ chế xương trước khi bắt đầu nấu ăn

    Sơ chế xương trước khi bắt đầu nấu ăn

    Nguyên liệu luôn đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của mỗi món ăn. Bí quyết để nước canh không bị đục đầu tiên là bạn phải chọn lựa và mua được xương tươi và ngon.

    Sau đó, trước khi nấu, bạn nên chần xương qua nước sôi một lần, với cách này vừa khử được mùi hôi và cũng như trôi đi các chất bẩn, góp phần làm cho nước dùng trong và sạch hơn.

    Nấu trên lửa nhỏ

    Ninh xương trên lửa nhỏ

    Ninh xương trên lửa nhỏ 

    Sao khi chần xương thì vớt ra, đem đi rửa sạch với với nước lạnh, chuẩn bị một nồi nước khác rồi cho xương vào nồi bắt đầu ninh. 

    Trong quá trình hầm xương, sau khi vớt bọt xong, nên để lửa nhỏ để xương nhừ từ từ và tiết ra chất ngọt, không nên khuấy nước hay đảo xương liên tục.

    Chúng ta thường có thói quen dùng hạt nêm để nêm nước canh vì nghĩ rằng gia vị này sẽ giúp nước canh thêm ngọt và đậm đà. 

    Nhưng bạn không biết rằng hạt nêm nước sẽ khiến cho nước dùng đục màu hơn, vì vậy khi ninh xương, chờ cho nước sôi khoảng 40 phút bạn nên cho thêm muối sẽ giúp nước canh không bị gợn đục.
    Thêm các loại củ để tăng vị ngọt thay vì đường

    Thêm các loại rau củ để tăng vị ngọt tự nhiên

    Thêm các loại rau củ để tăng vị ngọt tự nhiên

    Chắc hẳn đây là cách tăng thêm độ ngọt tự nhiên mà ai cũng biết. Bạn nên cho thêm các loại rau củ vào khi hầm xương như cà rốt, củ cải trắng, hành tây, su, củ dền,...

    Một lưu ý nhỏ là đối với các món như phở, hủ tiếu, bạn không dùng củ dền để hầm chung vì chúng là tiết ra màu đỏ, quyện vào nước lèo trong sẽ không đẹp mắt.

    Ngoài ra, để tăng khả năng hấp thụ nhiệt cho xương, bạn có thể sử dụng một vài các loại rau củ như đu đủ, mướp, khoai sọ,... 

    Nếu sử dụng đu đủ, bạn chỉ cần rửa thật sạch và giữ lại vỏ rồi cắt những miếng to, mướp thì cần gọt vỏ rồi cũng cắt miếng to. Ninh xương với những củ này sẽ giúp cho xương nhanh nhừ và nước cũng sẽ ngon ngọt hơn.

    Không đậy nắp nồi

    Không đậy nắp nồi trong quá trình hầm xương

    Không đậy nắp nồi trong quá trình hầm xương

    Trong quá trình ninh xương, bạn không nay đậy nắp (vung), vì đậy nắp thì khi nước sôi, nồi nước sẽ bị bí hơi, làm nước dùng bị đục.

    Chúng ta chỉ cần đợi nước sôi khoảng 5 phút thì dùng thìa hoặc vá vớt hết bọt ra. Sau đó tiếp tục đun lửa riu riu đến khi xương mềm vừa đủ.

    Chú ý thời gian

    Thời gian hầm xương là một điều quan trọng mà bạn cần nắm rõ, không phải cứ ninh lâu là thịt mềm. Thực tế việc đun quá lâu có thể làm cho nước dùng bị đục và có độ chua. Tùy vào từng loại xương chúng ta sẽ có thời gian nấu khác nhau:

    Đối với xương heo hay xương gà, không nên hầm quá 6 tiếng
    Đối với xương bò không nên hầm quá 10 tiếng
    Đối với hải sản không nên hầm quá 45 phút. 

    Lưu ý khi nấu nước lèo với xương bò

    Đối với ninh nước dùng với xương bò, bạn sẽ cần phải lưu ý một vài điều. 

    Bạn nên cho thêm một ít củ hành tím đã được nướng chín vừa phải bởi vì lớp vỏ ngoài của hành tím sẽ giúp cho màu sắc của nước dùng trong và đẹp hơn.

    Đun nước lèo với hành tím nướng

    Đun nước lèo với hành tím nướng 

    Đặc biệt là khi nấu món phở, bạn cần phải rửa xương thật sạch, dùng dao cạo hết tất cả thịt bám trên xương rồi mới cho vào nồi đun. Tương tự với cách trên, nước luộc đầu nên được bỏ đi để loại bỏ những cặn bẩn.

    Lúc đầu nên ninh xương ở lửa lớn cho đến khi nước sôi thì vớt bọt rồi giảm nhỏ lửa, cho thêm nước lạnh để bằng với lượng nước trước khi hầm rồi lại đợi cho nước sôi. 

    Cứ thực hiện quá trình liên tục như vậy sẽ giúp cho nước dùng trong và không có cặn lắng ở đáy nồi. 

    Cách xử lý khi nước canh bị đục

    Trong trường hợp bạn sơ ý để nước dùng bị đục, bạn không cần quá lo lắng, Eric Vũ Cooking Class sẽ chia sẻ cho bạn bí quyết giúp khắc phục tình trạng này.

    Lược nước dùng

    Lược nước dùng bằng vải

    Lược nước dùng bằng vải

    Đây là một trong những cách đơn giản nhất và cũng được nhiều người lựa chọn. 

    Bạn cần chuẩn bị một tấm vải mỏng, sạch, một nồi khác để lược. Sau đó, đổ từ từ nước dùng đang bị đục qua lớp vải. Khi cảm thấy nước đã trong trở lại thì đun sôi một lần nữa.

    Dùng lòng trắng trứng gà

    Loại bỏ cặn bẩn trong nước dùng bằng lòng trắng trứng

    Loại bỏ cặn bẩn trong nước dùng bằng lòng trắng trứng 

    Chắc hẳn tủ lạnh nhà nào cũng sẽ trữ một vài quả trứng gà, việc bạn cần là chuẩn bị một quả trứng và khay lọc.

    Trước tiên, bạn cần khéo léo tách lòng trắng và lòng đỏ của trứng ra, dùng đũa hoặc đồ đánh trứng đánh tan lòng trắng trứng. 

    Sau đó, đổ từ từ vào nồi nước bị vẩn đục và khuấy đều tay. Cách này sẽ giúp cho các cặn bẩn bị hấp thụ vào trong lòng trắng, giúp cho nồi nước hầm xương của bạn trong trở lại.

    Sử dụng xương gà

    Sử dụng xương gà để làm trong nước dùng

    Sử dụng xương gà để làm trong nước dùng

    Nếu bạn đang dùng xương gà để ninh nước dùng thì khi bị đục, bạn hãy tiếp tục cho xương gà vào ninh cùng.

    Đợi cho nước dùng trong lại, bạn hãy vớt xương gà ra và cẩn thận đổ nước dùng sang một nồi khác và bỏ hết cặn bẩn lắng đọng ở đáy nồi hoặc bạn có thể lọc bằng rây. 

    Với cách này, nước dùng không chỉ ngọt thêm mà giúp cho các món súp, món canh có nước dùng trông đẹp mắt hơn. 

    Để biết thêm nhiều kiến thức nấu ăn hay cần nâng cao kỹ năng nấu nướng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đăng ký tham gia các khóa học tại Eric Vũ Cooking Class bạn nhé!

    ----------------------------------------------
    Hotline : 0936049179 | Mr Thông ( Chef Eric Vũ ).
    Eric Vũ Cooking Class | 127/23 Cô Giang | Phường 1 | Quận Phú Nhuận | TPHCM |


     

    icon dk
    Go Top